Lăng Tự Đức Huế: Kiến trúc & Bí ẩn lớn nhất (Cập nhật 2025)

Sự thơ mộng và trữ tình của Xung Khiêm Tạ (Ảnh Sưu tầm)

Nội dung bài viết

Lăng Tự Đức, một trong những công trình lăng tẩm tiêu biểu của triều Nguyễn và thơ mộng nhất của Cố đô Huế, nằm ẩn mình giữa vẻ đẹp hùng vĩ của núi non rùng điệp. Không chỉ mang dấu ấn lịch sử là nơi an nghỉ của vị vua có tâm hồn thi sĩ, Lăng Tự Đức còn hứa hẹn sẽ là điểm đến mang đến vô vàn trải nghiệm độc đáo cho du khách. Hãy cùng Queen Cafe Bus tìm hiểu lịch sử, kiến trúc độc đáo, giá vé, giờ mở cửa, và bí ẩn lớn nhất về nơi an nghỉ của Vua Tự Đức nhé.

1. Cẩm nang tham quan Lăng Tự Đức Huế cho du khách

1.1 Lăng Tự Đức ở đâu? Hướng dẫn di chuyển và bản đồ Lăng Tự Đức chi tiết

Lăng Tự Đức nằm tại Cầu Đông Ba, thôn Thượng, Huế, Thành phố Huế, cách trung tâm khoảng 6km. Để đến được quần thể di tích này, bạn có thể lựa chọn các phương tiện sau:

  • Xe máy: Đây là lựa chọn tuyệt vời để bạn chủ động về thời gian và cảm nhận trọn vẹn không khí của Huế. Nếu xuất phát từ 7 Đội Cung, trung tâm TP Huế, bạn có thể đi men theo đường Lê Lợi, chạy lên đường Điện Biên phủ, vào đường Lê Ngô Cát, sau đó đi thẳng thêm một đoạn là tới khu vực cổng lăng. Bạn có thể gửi xe ở khu vực trông giữ rồi đi bộ vào tham quan nhé!
  • Taxi/Grab: Phù hợp nếu bạn đi cùng gia đình hoặc nhóm bạn. Một chuyến xe tiện lợi sẽ giúp mọi người giữ sức khỏe, đặc biệt là khi có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Cách di chuyển từ VP Queen Cafe Bus ngay trung tâm đến Lăng Tự Đức (Ảnh Google map)
Cách di chuyển từ VP Queen Cafe Bus ngay trung tâm đến Lăng Tự Đức (Ảnh Google map)

1.2 Đến Huế tiện lợi cùng xe giường nằm Queen Cafe Bus

Với những bạn khởi hành từ Hà Nội, Đà Nẵng hay Hội An, Queen Cafe Bus là một lựa chọn tinh tế để bắt đầu hành trình đến Huế. Dòng xe limousine tiện nghi, có cabin riêng tư sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư giãn trên đường. Điểm đặc biệt là xe đưa bạn đến thẳng trung tâm Huế tại số 7 Đội Cung, rất gần cầu Tràng Tiền, giúp bạn dễ dàng nhận phòng khách sạn và bắt đầu chuyến đi với một tâm thế nhẹ nhàng, thư thái.

Để bạn dễ dàng lên kế hoạch và dự trù kinh phí cho chuyến đi, dưới đây là bảng giá tham khảo cho các tuyến đường chính di chuyển tới Huế của Queen Cafe Bus:

 TUYẾN XE ĐẾN HUẾ MỨC GIÁ ĐẶT VÉ
 Hà Nội ⇔ Huế 350.000 VNĐ – 550.000 VNĐ Đặt tại đây
 Đà Nẵng ⇔ Huế 150.000 VNĐ Đặt tại đây
 Hội An ⇔ Huế 150.000 VNĐ Đặt tại đây
 Ninh Bình ⇔ Huế 350.000 VNĐ – 500.000 VNĐ Đặt tại đây
 Quảng Bình ⇔ Huế 180.000 VNĐ Đặt tại đây

📞 Để nhận được sự tư vấn chu đáo và đặt vé nhanh nhất, bạn có thể liên hệ:

1.3 Cập nhật giá vé Lăng Tự Đức và giờ mở cửa mới nhất

Sau khi đã tìm hiểu đôi nét về Lăng Tự Đức thì chắc hẳn giờ mở cửa và giá vé Lăng Tự Đức chắc chắn là điều mà nhiều du khách quan tâm. Dưới đây là thông tin cập nhật mới nhất 2025:

Giá vé tham quan Lăng Tự Đức:

  • Người lớn: 150.000 VNĐ/người.
  • Trẻ em: 20.000 VNĐ/trẻ.

Giờ mở cửa Lăng Tự Đức:

  • Mùa hè: 6h30 – 17h00
  • Mùa đông: 7h00 – 17h00
Giá cả tham quan Lăng Tự Đức hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng (Ảnh Sưu tầm)
Giá cả tham quan Lăng Tự Đức hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng (Ảnh Sưu tầm)
Với giá vé Lăng Tự Đức khá phải chăng, đây là điểm đến hấp dẫn và phù hợp với nhiều đối tượng du khách, kể cả học sinh – sinh viên, những người mong muốn khám phá công trình kiến trúc lịch sử đặc sắc này.

1.4 Thời điểm nào lý tưởng nhất để ghé thăm Lăng Tự Đức?

Thời điểm lý tưởng nhất để các du khách tham quan Lăng Tự Đức Huế là từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Vì điều kiện thời tiết ở Huế giai đoạn này thường nắng đẹp, ít mưa, không khí mát mẻ dễ chịu, rất thuận lợi cho việc khám phá và ngắm nhìn cảnh quan thơ mộng trong khuôn viên lăng tẩm của Lăng Vua Tự Đức. 

Nên đi vào tháng 3 đến tháng 8 để tận hưởng thời tiết đẹp tại Lăng Tự Đức (Ảnh sưu tầm)
Nên đi vào tháng 3 đến tháng 8 để tận hưởng thời tiết đẹp tại Lăng Tự Đức (Ảnh sưu tầm)

2. Lịch sử Lăng Vua Tự Đức: Từ Vạn Niên Cơ đến Khiêm Lăng

2.1 Lăng Tự Đức được xây dựng vào năm nào và trong bao lâu?

Được mệnh danh là công trình kiến trúc đẹp nhất thời nhà Nguyễn, Lăng Tự Đức không chỉ là một lăng tẩm mà còn là chốn yên nghỉ vĩnh hằng của vua Tự Đức – vị vua thứ tư và tại vị lâu nhất trong số 13 đời vua nhà Nguyễn (từ năm 1847 đến 1883). 

Trị vì đất nước trong bối cảnh lịch sử đầy khó khăn, giặc ngoại xâm liên tục tấn công và nội bộ hoàng tộc lục đục, vua Tự Đức dường như đã tìm cách trốn tránh những khắc nghiệt của cuộc đời bằng việc xây dựng khu lăng tẩm này như một “cung đình thứ hai” cho riêng mình, nơi ông có thể sống, làm việc, ngâm thơ và thư giãn ngay cả khi còn tại thế.

Quy mô kiến trúc đồ sộ của Lăng Vua Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)
Quy mô kiến trúc đồ sộ của Lăng Vua Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)

Vậy, Lăng Tự Đức được xây dựng vào năm nào và quá trình này diễn ra trong bao lâu? Công trình đồ sộ này được khởi công vào năm 1864 với sự huy động của hơn 5 vạn binh lính và phu thợ lao động cật lực. Sau gần 9 năm xây dựng miệt mài, đến năm 1873, toàn bộ quần thể lăng tẩm cơ bản đã hoàn thành, sẵn sàng cho những năm tháng cuối đời của nhà vua.

2.2 Bi kịch Loạn Chày Vôi và nỗi lòng của nhà vua đằng sau chữ “Khiêm”

Khi mới được khởi công, Lăng Tự Đức mang tên “Vạn Niên Cơ” với ý nghĩa “cơ đồ vạn năm”. Tuy nhiên, quá trình xây dựng lăng tẩm đã đặt gánh nặng vô cùng lớn lên vai binh lính và người dân, với điều kiện lao động vô cùng khắc nghiệt và sự bóc lột nặng nề. Điều này đã châm ngòi cho một cuộc nổi dậy lớn của binh phu, được biết đến với tên gọi “Loạn Chày Vôi” (hay Giặc Chày Vôi), thể hiện sự bất mãn sâu sắc của nhân dân. Mặc dù cuộc nổi dậy bị dập tắt và những người lãnh đạo bị xử tử, bi kịch này đã tác động sâu sắc đến tâm trí và nỗi lòng của vị vua.

Lăng Tự Đức và nỗi lòng của nhà vua Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)
Lăng Tự Đức và nỗi lòng của nhà vua Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)

Sau biến cố đầy đau thương đó, vua Tự Đức đã quyết định đổi tên lăng từ Vạn Niên Cơ thành “Khiêm Cung”. Và sau khi nhà vua băng hà, nơi đây chính thức được đổi tên thành Khiêm Lăng. Chữ “Khiêm” (khiêm tốn, nhún nhường) không chỉ thể hiện sự sám hối, nỗi dằn vặt của nhà vua trước những biến cố lịch sử mà còn là lời tự sự về cuộc đời đầy bi kịch và những suy tư sâu sắc của ông. Chính nỗi lòng này cũng là một phần quan trọng làm nên sự độc đáo khi giới thiệu Lăng Tự Đức và thu hút du khách đến tìm hiểu

Đến nay, Lăng Tự Đức không chỉ được xem là một trong 4 lăng tẩm đẹp nhất trên bản đồ du lịch Huế, mà còn vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Đặc biệt, Lăng Tự Đức còn là một trong những di tích lịch sử đầu tiên tại Việt Nam góp mặt trong bảo tàng số hóa 3D thuộc khuôn khổ dự án Google Arts & Culture, giúp du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi đây qua công nghệ hiện đại.

3. Khám phá kiến trúc Lăng Tự Đức: “Bài thơ” tuyệt tác từ đá và thiên nhiên

3.1 Bố cục tổng thể: Lăng Tự Đức rộng bao nhiêu và triết lý phong thủy ẩn giấu?

Lăng Tự Đức có tổng diện tích rộng gần 12 hecta (hay 120.000 m²), gồm gần 50 công trình lớn nhỏ được bố trí hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Toàn bộ quần thể lăng được chia thành hai khu vực chính:

  • Tẩm Điện: Khu vực hành cung nơi vua sống, làm việc và giải trí khi còn sinh thời.
  • Lăng Mộ: Khu vực an táng thi hài vua.

Đặc biệt, tất cả các công trình trong Lăng Vua Tự Đức đều mang chữ “Khiêm” trong tên gọi của mình, một chữ mang ý nghĩa cung kính, nhún nhường, thể hiện một trong những đức tính được các nhà Nho thời bấy giờ coi trọng. Kiến trúc Lăng Tự Đức tuân thủ triệt để thuật phong thủy truyền thống, với sự hài hòa của từng đường nét uốn lượn, không có những con đường thẳng tắp mà thay vào đó là những lối đi quanh co, hòa mình vào thiên nhiên. Tất cả tạo nên một tổng thể “bài thơ” sống động được kiến tạo từ đá, gỗ và cây cối, với núi Giáng Khiêm làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm và hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường.

Kiến trúc phong thủy của Lăng Tự Đức (Ảnh sưu tầm)
Kiến trúc phong thủy của Lăng Tự Đức (Ảnh sưu tầm)

3.2 Dạo bước trong khu Tẩm Điện – “Cung điện thứ hai” của nhà vua

Khu Tẩm Điện là trái tim của quần thể Lăng Tự Đức, nơi vua Tự Đức từng dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi, giải trí, làm thơ và tiếp đón triều thần. Các công trình tại đây được xây dựng tinh xảo và mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà vua, thể hiện sự cầu kỳ và tâm hồn nghệ sĩ của ông.

Nơi vua Tự Đức dành phần lớn thời gian của mình để nghỉ ngơi (Ảnh Sưu tầm)
Nơi vua Tự Đức dành phần lớn thời gian của mình để nghỉ ngơi (Ảnh Sưu tầm)

3.2.1 Hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ

Khu vực hồ Lưu Khiêm, lăng Tự Đức Huế (Ảnh Sưu tầm)
Khu vực hồ Lưu Khiêm, lăng Tự Đức Huế (Ảnh Sưu tầm)

Bước chân vào khu Tẩm Điện, du khách sẽ ngay lập tức bị cuốn hút bởi Hồ Lưu Khiêm – một hồ nước lớn trong xanh, vốn là con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng được đào thành hồ. Trên mặt hồ, hai công trình nhà tạ độc đáo là Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ được dựng lên, tạo nên cảnh sắc thơ mộng, trong trẻo đầy lãng mạn. 

Đây chính là nơi vua Tự Đức thường ngồi ngắm cảnh, làm thơ, đọc sách và tổ chức các buổi diễn xướng nghệ thuật trong Lăng Tự Đức Huế, tận hưởng những phút giây thư thái hiếm hoi. Giữa hồ còn có Đảo Tịnh Khiêm được dùng để trồng hoa và nuôi giữ một vài loài động vật quý hiếm.

3.2.2 Khiêm Cung Môn

Là cổng chính dẫn vào khu cung điện (Tẩm Điện) của Lăng Vua Tự Đức, Khiêm Cung Môn được thiết kế hai tầng dạng vọng lâu. Với những đường nét chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ, cánh cổng này không chỉ thể hiện sự uy nghi mà còn mang đậm nét kiến trúc cung đình đặc trưng của triều Nguyễn, dẫn lối vào không gian riêng tư của nhà vua.

Vẻ đẹp cổ kính và nhuốm màu thời gian của Khiêm Cung Môn (Ảnh sưu tầm)
Vẻ đẹp cổ kính và nhuốm màu thời gian của Khiêm Cung Môn (Ảnh sưu tầm)

3.2.3 Điện Hòa Khiêm

Nằm ngay sau Khiêm Cung Môn, Điện Hòa Khiêm là công trình chính trong khu Tẩm Điện. Đây là nơi vua Tự Đức từng làm việc, giải quyết các vấn đề triều chính và tiếp đón triều thần. Sau khi nhà vua băng hà, Điện Hòa Khiêm đã trở thành nơi thờ cúng bài vị của vua và hoàng hậu, tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong quần thể lăng

Điện Hòa Khiêm (Ảnh sưu tầm)
Điện Hòa Khiêm (Ảnh sưu tầm)

3.2.4 Nhà hát Minh Khiêm

Nằm ở phía bên trái của Điện Lương Khiêm (công trình nằm phía sau Điện Hòa Khiêm và hiện là nơi thờ vong linh Từ Dũ – mẹ vua Tự Đức), Nhà hát Minh Khiêm (hay Minh Khiêm Đường) là khu vực mà nhà vua thường lui tới để thưởng thức các buổi biểu diễn tuồng, thể hiện niềm đam mê nghệ thuật sâu sắc của ông. Hiện nay, địa điểm này được xem như một trong những nhà hát cung đình cổ nhất Việt Nam còn tồn tại tương đối nguyên vẹn, đồng thời cũng là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa và nghệ thuật của thời kỳ vua triều Nguyễn.

Nhà Hát Minh Khiêm là khu vực thường hay lui tới (Ảnh Sưu tầm)
Nhà Hát Minh Khiêm là khu vực thường hay lui tới (Ảnh Sưu tầm)

3.3 Tiến vào khu Lăng Mộ – Không gian an nghỉ và những lời tự sự

Khu Lăng Mộ là nơi an nghỉ của vua Tự Đức, được thiết kế trang nghiêm và hài hòa với thiên nhiên.

3.3.1 Bái Đình (Hàng tượng quan viên)

Sau khi đi qua tẩm điện, du khách sẽ đặt chân đến sân Bái Đình, một khoảng sân rộng mở ra khung cảnh uy nghiêm với hai hàng tượng quan viên văn võ bằng đá sừng sững, cùng với tượng voi và ngựa bằng đá đứng oai vệ, hùng dũng. Những bức tượng này tượng trưng cho sự hầu hạ vua ở thế giới bên kia, tái hiện lại một phần không khí triều đình.

Hàng tượng quan viên (Ảnh Bazaar)
Hàng tượng quan viên (Ảnh Bazaar)

3.3.2 Bi Đình và Bia Khiêm Cung Ký

Cuối sân Bái Đình là Bi Đình (nhà bia), nơi đặt một tấm bia đá khổng lồ làm từ đá Thanh Hóa, nặng đến hơn 20 tấn. Trên tấm bia này khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính vua Tự Đức soạn thảo. Đây là một bài văn tự sự đặc biệt, thay cho bài “Thánh đức thần công” thường thấy ở các lăng khác, bởi vua Tự Đức không có con nối dõi để viết văn bia cho mình. 

[Ch nén] Bia đá Khiêm Cung Ký Lăng Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)
Bia đá Khiêm Cung Ký Lăng Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)
Tấm bia này được coi là cuốn “tự truyện” của nhà vua, nơi ông tự nhận định về cuộc đời đầy khổ hạnh, những thành công và cả những thiếu sót của mình. Tấm bia Khiêm Cung Ký đã vinh dự được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm 2015, khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của nó

3.3.3 Bửu Thành Lăng Tự Đức

Đằng sau Bi Đình là Bửu Thành, khu vực lăng mộ chính, nơi được cho là an táng vua Tự Đức. Bửu Thành Lăng Tự Đức được cấu trúc với hai lớp tường thành bằng gạch bao bọc xung quanh ngôi mộ, với một bức bình phong lớn che phía trước cửa và bức thành bên trong tạo nên khu vực Huyền cung. Nằm giữa rừng thông xanh mát, với những con sông, hồ uốn lượn bao quanh, khu Bửu Thành tạo nên một không gian yên bình và thanh tịnh, đúng với tâm hồn thi sĩ và mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên của nhà vua.

Nơi an nghỉ của vua Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)
Nơi an nghỉ của vua Tự Đức (Ảnh Sưu tầm)

4. Giải mã những bí ẩn Lăng Tự Đức chấn động nhất triều Nguyễn

4.1 Bí ẩn lớn nhất: Thi hài Vua Tự Đức thực sự ở đâu? [Sự thật Lịch sử]

Một trong những bí ẩn Lăng Tự Đức lớn nhất và chấn động nhất của triều Nguyễn chính là vị trí thi hài thực sự của vua Tự Đức. Mặc dù khu lăng mộ đã được xây dựng công phu, nhưng theo lịch sử và nhiều giai thoại truyền miệng, thi hài nhà vua không được an táng tại Bửu Thành mà ở một địa điểm bí mật khác. 

Những điều bí ẩn về Lăng Tự Đức (Ảnh Vivu du hí)
Những điều bí ẩn về Lăng Tự Đức (Ảnh Vivu du hí)

Để giữ kín bí mật này tuyệt đối, tương truyền rằng 200 người lính và thợ thuyền tham gia vào việc chôn cất thi hài vua Tự Đức đã bị chém đầu ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Đến nay, vị trí thực sự của mộ vua vẫn là một ẩn số lớn, tạo nên sự tò mò và hấp dẫn đặc biệt cho du khách và những người yêu lịch sử khi tìm hiểu về Lăng Vua Tự Đức

4.2 Những truyền thuyết và giai thoại kỳ bí quanh lăng

Lăng Tự Đức không chỉ là một kiệt tác kiến trúc mà còn nổi bật với sự hiện diện của nhiều tượng Phật và các biểu tượng tâm linh, thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo trong tư tưởng và cuộc đời của vua Tự Đức. Điều đặc biệt là các tượng Phật tại lăng không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh đạo Phật mà còn ẩn chứa những bí ẩn khó giải thích, khơi gợi sự tò mò của du khách và giới nghiên cứu.

Trong dân gian và qua lời kể của những người từng trông coi lăng, có nhiều câu chuyện huyền bí về các tượng Phật này. Một số người kể rằng, vào những đêm khuya thanh vắng, các tượng đôi khi phát ra ánh sáng kỳ lạ, hoặc dường như có khả năng chuyển động nhẹ trong những khoảnh khắc nhất định, tạo nên một không khí linh thiêng và huyền ảo.

Những hiện tượng kỳ lạ này được truyền miệng qua nhiều thế hệ, và được cho là dấu hiệu của sự kết nối tâm linh sâu sắc giữa vua Tự Đức và các thế giới siêu hình. Chính những câu chuyện huyền thoại này đã góp phần làm tăng thêm vẻ linh thiêng và bí ẩn của Lăng Tự Đức, biến nơi đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một địa điểm tâm linh đầy mê hoặc.

4.3 Bí mật về Bổi Lăng – Lăng mộ Vua Kiến Phúc trong khuôn viên Khiêm Lăng

Trong khuôn viên rộng lớn của Lăng Tự Đức Huế, ít người để ý đến một khu lăng mộ khác nằm khuất dưới những tán thông xanh ở phía trái của Khiêm Lăng, đó chính là Bổi Lăng – lăng mộ của vua Kiến Phúc (tên húy Nguyễn Phúc Ưng Đăng). Kiến Phúc là con nuôi của vua Tự Đức và là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Nguyễn. Ông lên ngôi khi mới 14 tuổi và chỉ trị vì được 8 tháng thì qua đời. So với các lăng mộ hoàng đế khác, Bổi Lăng có quy mô khá khiêm tốn và không có khuôn viên riêng biệt, thường bị du khách bỏ qua khi tham quan Lăng Tự Đức.

5. Kinh nghiệm “bỏ túi” khác khi tham quan Lăng Tự Đức

5.1 Trang phục và các vật dụng cần chuẩn bị

Trước khi tham quan Lăng Vua Tự Đức, một di tích lịch sử và văn hóa trang nghiêm, du khách cần lưu ý về hành trang cần chuẩn bị để có chuyến đi thoải mái và phù hợp:

  • Trang phục: Du khách nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, thể hiện sự tôn trọng đối với không gian tâm linh và di tích lịch sử. Trang phục có màu sắc nhẹ nhàng, nhã nhặn như đen, trắng, nâu, be sẽ rất phù hợp với bối cảnh kiến trúc cổ kính tại đây.
  • Đồ ăn nhẹ và nước uống: Khuôn viên lăng rất rộng lớn, bạn có thể phải đi bộ khá nhiều. Việc chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ và nước uống sẽ giúp bạn “nạp” năng lượng kịp thời trong suốt quá trình tham quan, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
  • Các vật dụng chống nắng: Thời tiết Huế có thể khá nắng gắt, đặc biệt vào mùa hè. Kem chống nắng, áo khoác mỏng, mũ rộng vành hoặc nón lá, kính râm… đều là các món đồ cần thiết giúp du khách bảo vệ cơ thể khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Giữ gìn vệ sinh chung: Lăng Tự Đức là di tích lịch sử lâu đời và quý giá. Du khách cần có ý thức cao trong việc bảo vệ cảnh quan, không xả rác bừa bãi, không chạm vào hiện vật, không khắc vẽ lên các công trình và tuân thủ các quy định của ban quản lý di tích.

5.2 Gợi ý các góc chụp ảnh check-in “đậm chất thơ”

Các lăng tẩm Huế nói chung và Lăng Tự Đức nói riêng thường sở hữu công trình kiến trúc tuyệt đẹp, là sự đan xen hài hòa giữa nét truyền thống Việt Nam và đôi khi là ảnh hưởng của kiến trúc cổ điển. Chính vì vậy, các địa điểm này thường xuyên trở thành nơi check-in nổi tiếng và được yêu thích của du khách. Để có những bức ảnh “sống ảo” đẹp và độc đáo nhất, bạn có thể tham khảo một số góc chụp ảnh “đậm chất thơ” tại Lăng Tự Đức.

  • Khiêm Cung Môn: Cổng chính cổ kính, chụp lên hình rất đẹp.
Khiêm cung Môn với vẻ đẹp cổ kính (Ảnh sưu tầm)
Khiêm cung Môn với vẻ đẹp cổ kính (Ảnh sưu tầm)
  • Bia Khiêm Cung Ký: Tấm bia đá lớn nhất Việt Nam, vị vua Tự Đức tự viết bia cho chính mình
[Ch nén] Tấm bia do chỉnh tay vua Tự Đức viết (Ảnh Sưu tầm)
Tấm bia do chỉnh tay vua Tự Đức viết (Ảnh Sưu tầm)
  • Khu vực Tẩm Điện: Gồm Hiếu Đức Môn và Điện Sùng Ân, nơi có kiến trúc tinh xảo và không gian tĩnh lặng, tạo cảm giác như lạc vào một cung điện cổ xưa.
  • Hồ Lưu Khiêm: Với cảnh sắc thơ mộng, trong trẻo đầy lãng mạn cùng Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ soi bóng trên mặt nước, đây là góc chụp không thể bỏ qua để lưu giữ vẻ đẹp trữ tình của lăng.
Hồ Lưu Khiêm vô cùng thơ mộng và chữa lành (Ảnh sưu tầm)
Hồ Lưu Khiêm vô cùng thơ mộng và chữa lành (Ảnh sưu tầm)
Sự thơ mộng và trữ tình của Xung Khiêm Tạ (Ảnh Sưu tầm)
Sự thơ mộng và trữ tình của Xung Khiêm Tạ (Ảnh Sưu tầm)
  • Xung Khiêm Tạ: Nơi vùa ngắm cảnh, làm thơ nên sẽ là góc siêu thơ và không thể bỏ lỡ của các tín đồ đam mê chụp ảnh.

Để có những bức ảnh đẹp nhất, du khách nên lựa chọn những khung giờ nắng đẹp và vắng khách (tầm trưa hoặc đầu chiều). Đặc biệt, với không gian mang đậm tính lịch sử và văn hóa, việc lựa chọn trang phục cổ trang hoặc áo dài, nón lá sẽ giúp bạn hòa mình hoàn hảo vào bối cảnh, tạo nên những bức ảnh “đậm chất Huế” khó quên. Luôn nhớ tuân thủ các quy định để bảo vệ các di sản văn hóa khi thực hiện chụp ảnh.

5.3 Các điểm du lịch gần Lăng Tự Đức nên kết hợp trong lịch trình

Xung quanh khu vực Lăng Tự Đức có rất nhiều các địa điểm du lịch hấp dẫn khác mà du khách có thể dễ dàng kết hợp ghé thăm trong cùng một lịch trình:

  • Đồi Vọng Cảnh: Nằm ngay gần Lăng Tự Đức, Đồi Vọng Cảnh là địa điểm du lịch nổi tiếng với tầm nhìn bao quát tuyệt đẹp. Từ đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với dòng sông Hương uốn lượn, cùng nhiều các công trình kiến trúc cổ xung quanh khác như Lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ…
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại Đồi Vọng Cảnh (Ảnh Sưu tầm)
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại Đồi Vọng Cảnh (Ảnh Sưu tầm)
  • Làng hương Thủy Xuân: Cách lăng không xa, làng nghề truyền thống này là điểm đến thú vị để tìm hiểu về nghề làm hương thủ công truyền thống của Huế. Bạn có thể chụp ảnh với những bó hương đủ màu sắc rực rỡ và mua quà lưu niệm.
Làng Hương Thủy Xuân với nghề làm hương thủ công truyền thống lâu đời (Ảnh Sưu tầm)
Làng Hương Thủy Xuân với nghề làm hương thủ công truyền thống lâu đời (Ảnh Sưu tầm)
  • Lăng Đồng Khánh: Nằm trong hệ thống các lăng tẩm triều Nguyễn, Lăng Đồng Khánh là nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh – vị vua thứ 9. Công trình này có sự giao thoa kiến trúc Á – Âu độc đáo, rất đáng để khám phá.
Nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh (Ảnh sưu tầm)
Nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh (Ảnh sưu tầm)

Lời kết cuối

Vượt lên trên một công trình kiến trúc, Lăng Tự Đức thực sự là một bài thơ tuyệt tác bằng đá và thiên nhiên. Nơi đây, sự uy nghiêm của đế vương lắng đọng trong không gian thơ mộng, lãng mạn, mời gọi du khách suy ngẫm về cuộc đời và nỗi niềm của vị vua thi sĩ giữa thời cuộc biến động.

Hy vọng chuyến du hành qua những thước phim lịch sử này đã để lại trong bạn những cảm xúc khó quên. Và nếu hành trình khám phá của bạn vẫn tiếp tục, Queen Cafe Bus luôn sẵn sàng cùng bạn viết tiếp những trang kỷ niệm đáng nhớ trên mọi nẻo đường.

———–

Thông tin liên hệ đặt vé:

Số điện thoại: 0914215809 

Fanpage: Queen Cafe Open Bus

Email: queenbusexpress@gmail.com

Website: https://queenbus.com.vn/

Google Map:

Nội dung bài viết

Chỉ mục